| Tăng cường hợp tác đa phương khu vực và thế giới trong lĩnh vực an sinh xã hội | Tin ngoài tỉnh | Tin | | Tăng cường hợp tác đa phương khu vực và thế giới trong lĩnh vực an sinh xã hội | /PublishingImages/2019-10/200_1_Key_28102019140255.jpg | | 10/28/2019 3:00 PM | Yes | Đã ban hành | Trong
khuôn khổ chuyến công tác Châu Âu và tham dự Kỳ họp Đại hội đồng Hiệp hội an
sinh xã hội quốc tế (ISSA), Thứ trường, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị
Minh đã có các buổi tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao của ISSA và Cơ quan Phúc lợi,
đền bù cho người lao động Hàn Quốc. 
Đoàn
BHXH Việt Nam làm việc với Tổng Thư ký ISSA
Tại buổi
làm việc với ông Marcelo Abi-Ramia Caetano, Tổng Thư ký ISSA nhiệm kỳ 2019 -
2025, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh thông tin về một số kết quả nổi bật của
Ngành BHXH trong thời gian qua như tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT tại Việt Nam, những
nỗ lực, quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh
mẽ, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động và chú
trọng chất lượng nguồn nhân lực trong xu hướng hội nhập quốc tế. Tổng
Giám đốc nhấn mạnh, với vai trò là một tổ chức thành viên, BHXH Việt Nam đã áp
dụng hiệu quả những hướng dẫn của ISSA trong quá trình triển khai thực hiện
chính sách BHXH, BHYT và BH thất nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các hướng dẫn
về quản trị tốt, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đóng góp vào những
kết quả hoạt động của toàn Ngành. Phát biểu
tại buổi làm việc, ông Marcelo Abi-Ramia Caetano ghi nhận những kết quả BHXH Việt
Nam đã đạt được, khẳng định sự tích cực, chủ động của BHXH Việt Nam đối với hoạt
động chung của Hiệp hội ISSA. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bằng sự sáng tạo
và nỗ lực không ngừng, BHXH Việt Nam đã phát huy vai trò thúc đẩy sự phát triển
bền vững của các hệ thống an sinh xã hội trong khu vực ASEAN, nêu cao vai trò dẫn
dắt định hướng trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hiệp hội an sinh xã hội ASEAN (ASSA)
2018-2019, góp phần củng cố mối liên kết giữa ASSA và ISSA, nổi bật là việc chủ
trì tổ chức hiệu quả Hội thảo quốc tế tại khu vực với chủ đề “Quản trị tốt nhằm
cung cấp dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn” vào tháng 7/2019 vừa qua. Đồng thời,
ISSA bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục cụ thể hóa, tăng cường các hoạt động nghiên cứu,
đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức thành viên trong đó có BHXH Việt Nam
nhằm phổ biến các kinh nghiệm thực tiễn tốt để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
an sinh xã hội.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh trao tặng Văn phòng Tổng Thư ký ISSA các ấn phẩm của Hiệp hội an sinh xã hội ASEAN - ASSA do BHXH Việt Nam chủ trì biên soạn, phát hành trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA 2018-2019
Nhận lời
mời của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh, Tổng Thư ký ISSA Marcelo Abi-Ramia
Caetano dự kiến sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam trong đầu năm 2020 nhằm
khẳng định cam kết của ISSA trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành
viên và phát triển các hệ thống an sinh xã hội năng động, bền vững đồng thời
thông qua BHXH Việt Nam để phát huy vai trò của ISSA trong việc dẫn dắt, kết nối
các hệ thống an sinh xã hội khu vực.
Cũng
trong chuyến công tác, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với Ông
Shim Kyung-Woo, Chủ tịch Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc
(COMWEL), Chủ tịch Hiệp hội đền bù cho người lao động Châu Á (AWCA). Hai bên đã
cùng đánh giá hiệu quả hợp tác trong 10 năm kể từ khi ký Bản ghi nhớ hợp tác
năm 2009 tại Việt Nam, trong đó có dự án nghiên cứu khả thi về công nghệ thông
tin, chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ giai đoạn 2013-2015 và các
chương trình đào tạo, phối hợp nghiên cứu, tổ chức và tham gia hội nghị, hội thảo
quốc tế. BHXH Việt Nam và COMWEL đều mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác song
phương, lồng ghép thúc đẩy các hoạt động hợp tác đa phương trong khuôn khổ AWCA
và ISSA. Dự kiến hai bên sẽ xem xét, ký gia hạn Bản ghi nhớ hợp tác trong đầu
năm 2020 nhằm hiện thực hóa những mong muốn nêu trên.

Đoàn BHXH Việt Nam làm việc với phái đoàn Chủ tịch Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc (KCOMWEL)
Nối tiếp
những nỗ lực của BHXH Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA 2018-2019 nhằm phát
huy vai trò định hướng, dẫn dắt để thúc đẩy liên kết và hợp tác đa phương trong
tiến trình hội nhập quốc tế, chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Tổng Thư
ký ISSA và việc đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASSA, AWCA với ISSA dự kiến sẽ
là một trong các sự kiện đối ngoại quan trọng của Ngành BHXH năm 2020, tạo đà
cho việc tiếp tục nâng cao hiệu quả hội nhập đa phương thế giới và khu vực./.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam | | Bổ sung 128 loại thuốc vào danh mục mã thuốc tân dược áp dụng trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT | Tin ngoài tỉnh | Tin | | Bổ sung 128 loại thuốc vào danh mục mã thuốc tân dược áp dụng trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT | /PublishingImages/2019-10/201_Key_28102019142107.jpg | | 10/28/2019 3:00 PM | Yes | Đã ban hành | Ngày 21/10/2019,
Bộ Y tế ra Quyết định số 4905/QĐ-BYT về việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục 05 - Danh
mục Mã thuốc tân dược kèm theo Quyết định 7603/QĐ-BYT ngày 25/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về Ban hành Bộ mã Danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám
bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT (Phiên bản số 6).\ 
(Ảnh minh họa)
Theo
Quyết định số 4905/QĐ-BYT, các phụ lục Danh mục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 05 -
Danh mục Mã thuốc tân dược ban hành kèm theo Quyết định này là 01 phần của Bộ
mã Danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT
ban hành kèm theo Quyết định số 7603/QĐ-BYT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y
tế (phiên bản số 06); ngoài các nội dung sửa đổi, bổ sung danh mục trong phụ lục
05 - danh mục mã thuốc tân dược, các nội dung còn lại trong Quyết định số
7603/QĐ-BYT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế được giữ nguyên. Phụ lục danh
mục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 05 - danh mục mã thuốc tân dược ban hành kèm theo
quyết định này được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế tại địa chỉ:
http://moh.gov.vn. Bắt đầu từ thời điểm Quyết định số 4905/QĐ-BYT có hiệu lực
thi hành (kể từ ngày ký, ban hành), các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan
BHXH có trách nhiệm hoàn thành việc cập nhật các danh mục mã thuốc tân dược sửa
đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định này để gửi và tiếp nhận dữ liệu điện
tử chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể,
Bộ Y tế bổ sung 128 loại thuốc vào Danh mục Mã thuốc tân dược ban hành kèm theo
Quyết định số 7603/QĐ-BYT như Valmagol 200 mg (Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi
Phú sản xuất); Valproat magnesi 200mg (Myung-In Pharm. Co. Ltd.); Adenosin
triphosphate 30mg (Laboratoires Mayoly Spindler); Fenofibrat 300mg (Công ty Cổ
phần Dược phẩm IMEXPHARM);... Bên cạnh đó, 22 loại thuốc sẽ loại khỏi danh mục
nói trên, có thể kể đến Ceftezol 1g, hộp 01 lọ (Công ty Cổ phần Dược phẩm Euvipharm);
Ceftezol 1g, hộp 01 lọ, 10 lọ/hộp 01 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 05 ml (Công
ty Cổ phần Dược phẩm VCP); Wooridul Ceftezole Sodium 1g, tiêm 1g, hộp 10 lọ
(Asia Pharm. IND. Co., Ltd.); Bagino, Ceftezol, Ceftezol (dưới dạng Ceftezol
natri), tiêm 1g, hộp 10 lọ (Guju Pharm. Co., Ltd.); Kbtezole injection,
tiêm 1g, hộp 10 lọ, Kyongbo
Pharmaceutical Co., Ltd.; Vorzole tiêm 200mg, hộp 01 lọ, Lyka Labs Limited,
Hong Kong)...
Tạp chí bảo hiểm xã hội | | Đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng để 100% người cao tuổi có thẻ BHYT | Tin ngoài tỉnh | Tin | | Đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng để 100% người cao tuổi có thẻ BHYT | /PublishingImages/2019-10/195_Key_28102019050548.jpg | | 10/28/2019 6:00 AM | Yes | Đã ban hành | Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ
báo cáo về công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện, phấn đấu
100% người cao tuổi (NCT) có thẻ BHYT trước năm 2020. 
(Ảnh
minh họa: Phấn đấu 100% NCT có thẻ BHYT trước năm 2020)
Theo đó, Bộ Y tế cho rằng ngay sau khi Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo (đầu năm 2019), Bộ Y tế đã phối hợp với các
bộ, ban, ngành liên quan tiến hành rà soát toàn bộ các chính sách an sinh xã hội
với NCT theo các quy định của pháp luật. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, đến tháng 4/2019, cả nước có 11,3 triệu NCT và 6,2 triệu người khuyết tật
có thẻ BHYT, chiếm 95%, hiện tại chỉ còn khoảng 5% NCT, người khuyết tật chưa
có thẻ BHYT. Báo cáo của cơ quan quản lý NCT cũng cho thấy,
hiện tại số NCT chưa có thẻ BHYT hầu hết thuộc nhóm từ 60 - 79 tuổi, không thuộc
đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc không thuộc đối tượng chính sách ưu đãi
xã hội. Thậm chí có NCT dù đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn không đủ
điều kiện, khả năng tài chính để mua thẻ BHYT. Theo đó, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ trước mắt
xem xét điều chỉnh mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT đối với NCT trên cơ sở tính
toán khả năng cân đối quỹ. Về mặt định hướng, ngân sách nhà nước đã giảm
chi cho các bệnh viện do tính tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, do đó
Bộ Y tế đề xuất dùng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giảm chi này để nâng mức
đóng, mức hỗ trợ các nhóm đối tượng tham gia BHYT, trong đó có NCT cần ưu tiên.
Đặc biệt, cần quan tâm hỗ trợ nhóm NCT từ 60 - 79 tuổi tham gia BHYT theo hộ
gia đình và hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình theo
quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương chủ động
xây dựng phương án huy động ngân sách từ nguồn kinh phí của địa phương để hỗ trợ
mua thẻ BHYT cho NCT và người khuyết tật chưa có thẻ BHYT trên địa bàn, ngoài
phần kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Mức ngân sách hỗ trợ tại các địa
phương (63 tỉnh) đóng BHYT đối với NCT dự kiến là 700.000 đồng/1NCT hoặc người
khuyết tật/1 năm, dự kiến khoảng 600 tỉ đồng/năm. Bộ Y tế kiến nghị “Về lâu dài, cần đưa nội
dung xây dựng, hỗ trợ mức đóng BHYT đối với NCT vào nội dung vào sửa đổi, bổ
sung Luật BHYT, làm thế nào tất cả các đối tượng đủ điều kiện công nhận là NCT
thì được hưởng đầy đủ mức đóng BHYT do ngân sách nhà nước bảo đảm…”./.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam | | Mở rộng độ bao phủ BHYT: Kinh nghiệm từ quốc tế | Tin ngoài tỉnh | Tin | | Mở rộng độ bao phủ BHYT: Kinh nghiệm từ quốc tế | /PublishingImages/2019-10/196_Key_28102019051505.jpg | | 10/28/2019 6:00 AM | Yes | Đã ban hành | Mở rộng
bao phủ BHYT luôn là mục tiêu được đặt ra đối với tất cả hệ thống BHYT của các
quốc gia. Để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia áp dụng
2 chính sách và mang lại hiệu quả lớn, đó là sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN)
để đóng, hoặc hỗ trợ đóng BHYT và quy định tham gia BHYT bắt buộc theo hộ gia
đình. 
(Ảnh minh họa: Mở rộng bao phủ BHYT luôn là mục tiêu được đặt ra đối với tất cả hệ thống BHYT của các quốc gia)
Sử dụng ngân sách nhà nước để
tăng tỷ lệ bao phủ BHYT Kinh
nghiệm ở nhiều nước cho thấy, trong quá trình mở rộng diện bao phủ của BHYT tới
nhóm dân cư ở khu vực phi chính quy không thể thiếu được vai trò tài trợ của
NSNN, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại
Malaysia, tất cả dịch vụ y tế cung ứng tại vùng nông thôn (chủ yếu là dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh ngoại trú) được chi trả từ NSNN nên người
dân được sử dụng miễn phí. Tại thành thị, đa số là các dịch vụ được cung cấp bởi
các bệnh viện nhưng cũng do NSNN bao cấp phần lớn. Để đạt mục tiêu chăm sóc sức
khoẻ toàn dân, Chính phủ Malaysia dự kiến phát triển BHYT thông qua việc thiết
lập Hệ thống tài chính y tế quốc gia. NSNN sẽ cung cấp tài chính cho người
nghèo, người tàn tật, công chức và người nghỉ hưu tham gia BHYT. Như vậy, khi
triển khai hệ thống này, nhà nước thể hiện vai trò rất lớn trong việc cung cấp
tài chính cho chăm sóc sức khoẻ tại Malaysia. Tại
Trung Quốc, chương trình BHYT nông thôn mới dành cho người dân nông thôn là một
ví dụ điển hình minh chứng cho sự thành công của việc mở rộng độ bao phủ BHYT.
Bắt đầu từ năm 2003, tỷ lệ bao phủ BHYT vùng nông thôn chỉ đạt 13% nhưng sau 5
năm tỷ lệ này đã tăng lên là 92% và đến năm 2011 đạt 95%. Mức trợ cấp từ ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương cho BHYT tăng dần qua các năm từ 66%
lên 80% và mới đây là 90% mệnh giá BHYT. Tại
Thái Lan nổi tiếng với chương trình 30 Bạt để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức
khoẻ toàn dân. Đây là chương trình chăm sóc sức khỏe cho tất cả công dân Thái
Lan chưa tham gia chương trình BHYT mà chủ yếu là nông dân và người lao động tự
do bằng nguồn tiền từ NSNN. Theo đó, những người tham gia chương trình này phải
đăng ký với các cơ sở y tế, được cấp một thẻ BHYT miễn phí và đóng một khoản tiền
là 30 Bạt (tương đương 0,75 USD) cho mỗi lần khám chữa bệnh ngoại trú hoặc điều
trị nội trú; thuốc kê đơn được cấp miễn phí. Theo chương trình chăm sóc sức khỏe
này, tỷ lệ người dân không có BHYT ở Thái Lan đã giảm từ mức 30% năm 2000 xuống
còn 5% năm 2003. Quy định tham gia BHYT bắt buộc
theo hộ gia đình Tại Mông
Cổ, Luật BHYT được ban hành từ năm 1994 với những thay đổi chính sách quan trọng:
Chuyển đơn vị tham gia BHYT từ cá nhân sang hộ gia đình; các cơ sở cung ứng dịch
vụ y tế cho BHYT phải được công nhận chất lượng; thực hiện thanh toán theo định
suất đối với bệnh viện. Mông Cổ rất chú trọng đến việc nâng cao hệ thống quản
lý thông tin và năng lực của cơ quan BHYT trong việc đạt các thỏa thuận với các
cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Tại Đài
Loan, BHYT được triển khai thực hiện từ năm 1995 theo hình thức bắt buộc với tất
cả mọi người dân. Tỷ lệ bao phủ BHYT hiện nay là 99% dân số bởi Đài Loan áp dụng
chính sách người lao động phải đóng BHYT cho người ăn theo. Tại Nhật
Bản, triển khai BHYT bắt buộc áp dụng đầu tiên đối với khu vực lao động chính
thức vào năm 1927. Đến năm 1938, chương trình BHYT cộng đồng dành cho các đối
tượng lao động phi chính thức được khởi động, theo đó, những người không phải
là lao động hưởng lương trong các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia BHYT tại
các quỹ BHYT trên địa bàn cư trú. Năm 1943, Nhật Bản thực hiện chương trình
BHYT cho thân nhân người lao động. Quy định bắt buộc đóng góp tham gia BHYT được
Nhật Bản thực hiện nghiêm ngặt thông qua kiểm soát thu nhập cá nhân hằng năm của
các đối tượng không thuộc khu vực chính thức. Bằng các chính sách này, Nhật Bản
đã đạt bao phủ BHYT bắt buộc năm 1961. Tại Hàn
Quốc, Luật BHYT được ban hành năm 1963. Chính phủ nước này xác định mục tiêu
BHYT toàn dân trong bối cảnh chủ yếu là các mô hình BHYT tự nguyện cộng đồng. Đến
năm 1977, Hàn Quốc áp dụng quy định tham gia BHYT bắt buộc đối với các doanh
nghiệp. Quy định tham gia bắt buộc được Chính phủ Hàn Quốc mở rộng dần tới các
đối tượng trong xã hội, đến năm 1989, Hàn Quốc tuyên bố đạt mục tiêu BHYT toàn
dân. Để đạt
BHYT toàn dân nhất thiết phải có quy định bắt buộc tham gia. Đây là kết luận được
đưa ra trong nhiều phân tích quốc tế về kinh nghiệm thực hiện BHYT. Theo phân
tích của các chuyên gia, trong số các yếu tố làm hạn chế việc mở rộng bao phủ
BHYT thì việc không triển khai BHYT cho thân nhân người lao động là một yếu tố
đầu tiên được kể đến. Do đó, lựa chọn hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình
sẽ đẩy nhanh việc mở rộng độ bao phủ, tăng mức độ chia sẻ rủi ro giữa các thành
viên tham gia BHYT và giảm tình trạng lựa chọn ngược./. Theo Tạp chí tài chính
| | Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động | Tin ngoài tỉnh | Tin | | Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động | /PublishingImages/2019-10/17_1_Key_28102019051904.jpg | | 10/28/2019 6:00 AM | Yes | Đã ban hành | Thông
báo kết luận Hội nghị thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ
và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2019 nêu rõ: tình trạng trốn đóng BHXH,
BHYT, nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra tại
nhiều địa phương. 
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2019)
Tình trạng trốn đóng, nợ đọng
BHXH, BHYT vẫn diễn ra tại nhiều địa phương Tình
hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất cả
các lĩnh vực. Trong 09 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô ổn định; chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng 2,5% - thấp nhất so với cùng kỳ 03 năm gần đây; thu ngân sách
Nhà nước đạt cao, đặc biệt là khu vực nội địa tăng gần 14%; xuất khẩu tăng
7,3%. Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện; các lĩnh vực văn
hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. Các bộ,
ngành, địa phương đã thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, an
sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tích cực hưởng ứng cuộc vận động tham gia
chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn đa chiều là 5,23%, giảm 1,49%. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân năm 2018 đạt
88,7%, dự kiến năm 2019 là 90%. Đời sống người lao động và người dân ngày càng
được nâng cao hơn. Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh;
quốc phòng, an ninh được đảm bảo; an toàn, trật tự xã hội được giữ vững. Hoạt động
đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường, vị thế và uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Thủ tướng
khẳng định, những thành tựu trên là kết quả nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của giai cấp công nhân, người lao động
trên khắp mọi miền Tổ quốc và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Thủ tướng
đánh giá cao những kết quả đạt được trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa
Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2018-2019. Công tác phối hợp
giữa hai bên ngày càng chặt chẽ, thực chất hơn và đạt kết quả tích cực, giúp mỗi
bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào những thành tựu chung của đất
nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, bất cập tồn tại như: Năng suất
lao động còn thấp so với các nước trong khu vực. Đời sống của một bộ phận người
lao động vẫn còn khó khăn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể vẫn
ở mức cao, khiến nhiều người lao động mất việc làm. Đặc biệt,
tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT, nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT ở các
doanh nghiệp vẫn diễn ra tại nhiều địa phương. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, đặc
biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH Để hạn
chế những bất cập trên, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhiều
nội dung để đảm bảo quyền lợi nói chung và quyền lợi BHXH, BHYT nói riêng cho
người lao động. Về sửa
đổi, bổ sung Nghị quyết số 47/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội khóa XIV theo hướng ưu tiên giải quyết nợ
lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác
theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo sự đồng bộ với Luật
phá sản doanh nghiệp và Bộ luật Lao động: Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, BHXH Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh thanh
tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH; thực hiện khởi
kiện doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, gian lận BHXH, BH thất nghiệp; rà soát,
thống kê cụ thể số người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi trong các doanh nghiệp
phá sản, rút giấy phép kinh doanh, có chủ nợ bỏ trốn để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu, đánh giá tác động một cách toàn diện, thận trọng (tránh tạo tiền lệ
để các doanh nghiệp khác lợi dụng tiếp tục trốn đóng làm ảnh hưởng đến quyền lợi
người lao động) và đề xuất quá trình sửa đổi Luật BHXH và các luật khác có liên
quan, đồng bộ với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết số
28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII về cải cách chính sách BHXH. 
Quang
cảnh hội nghị
Về việc
khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính cho người bệnh có
thẻ BHYT: Giao Bộ Y tế có kế hoạch cụ thể để thực hiện, bảo đảm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu khám, chữa bệnh cho công nhân lao động, báo cáo kết quả lên Thủ tướng
Chính phủ. Về đánh
giá, xác định và sớm công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia
đình, tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng,
đàm phán mức lương tối thiểu vùng hàng năm: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu,
xử lý kiến nghị và có văn bản trả lới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Về sửa
đổi Bộ Luật Lao động 2012: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu,
tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo
Bộ luật Lao động (sửa đổi) và chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Bộ Luật nhằm bảo đảm
sự phù hợp với thực tiễn và sự đồng thuận của người dân…
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
|